Chú thích: Trục tung (Y) là mức tăng giá nhà 2000 - 2005; trục hoành (X) là mức tăng giá nhà 2006 - 2010;
đường 45o biểu thị giá hai đoạn tăng bằng nhau. Nguồn: Deutsche Bank (2011)
Ở trên, chúng tôi đã đưa ra số liệu tính toán về giá nhà so với mức tăng bình
quân tại 35 thành phố được thống kê. Số liệu ban đầu cho thấy, trong giai đoạn
2003 - 2011, giá nhà thực sự có sự tăng trưởng ở mức 2 con số tại phần lớn các
thành phố thống kê. Nếu so với chỉ số giá nhà tại 70 thành phố, mức tăng của
một số thành phố chủ chốt cũng cao hơn rõ rệt. Tiếp theo, để ước lượng chính
xác hơn nữa mức độ hình thành bong bóng bất động sản (nếu có), chúng tôi so
sánh mức tăng giá nhà với mức tăng thu nhập khả dụng (hoặc so sánh giá nhà
với thu nhập khả dụng) tại chính các thành phố chủ chốt này.
Khả năng chịu đựng giá nhà
Để đo lường mức độ bong bóng của thị trường bất động sản, có một số tiêu chí
vẫn được tính toán làm chỉ báo, mặc dù, như nhận định của một số tổ chức
nghiên cứu quốc tế, những chỉ báo ấy vẫn chưa phải là chỉ báo có thể phản ánh
chính xác tuyệt đối những gì đang diễn ra tại thị trường tài sản của các thị trường
mới nổi (WB, 2012). Những chỉ số này bao gồm: giá nhà/thu nhập khả dụng của
cư dân thành thị; tăng trưởng giá nhà - lạm phát; tăng trưởng giá nhà - tăng
trưởng thu nhập. Một số nghiên cứu (Chu and Sing, 2004; Guo and Huang,
2009) cho rằng có bằng chứng cho thấy dòng tiền nóng đổ vào thị trường bất
động sản Trung Quốc dẫn đến sự tăng giá của nhà đất, nhưng sau năm 2008,