cho người không có hộ khẩu thành thị không cao. Trong tương lai, đây sẽ là
một rào cản cũng là chìa khóa để thúc đẩy đô thị hóa kiểu mới của Trung
Quốc.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mặc dù vậy, cải cách chế độ hộ khẩu của Trung Quốc vẫn gặp phải rất nhiều
khó khăn. Trong đó, nổi bật nhất là việc chính quyền địa phương nhận thấy áp
lực tài chính trong việc tạo nên một hệ thống phúc lợi bình đẳng cho cư dân nông
thôn nhập hộ khẩu vào thành thị. Kết quả cho thấy thí điểm cải cách chế độ hộ
khẩu không đạt được những tiến triển đích thực như trông đợi.
Xét theo cơ cấu hộ khẩu của lao động. Có thể nhận thấy, quá trình chuyển
dịch lao động tại Trung Quốc phản ánh hoàn toàn diện mạo chuyển đổi kinh tế
và mở cửa của quốc gia này. Vào thời điểm năm 1978, tỉ trọng lao động tại khu
vực nông thôn chiếm khoảng 75% tổng số lao động của Trung Quốc. Nhưng
cùng với quá trình đô thị hóa và việc năng suất nông nghiệp được cải thiện, lao
động nông thôn bắt đầu dư thừa. Quá trình di cư của nhóm này trở thành nguồn
cung lớn cho khu vực thành thị và khiến tỉ trọng lao động thành thị trong tổng
lao động của Trung Quốc tăng mạnh. Ngay cả khi thị trường này xuất hiện
những cú sốc vào cuối thập niên 1990 do tác động của cải cách SOE thì khuynh
hướng này cũng không thay đổi. Khoảng 120 triệu lao động từ nông thôn đã di
cư ra thành thị từ năm 1978.
Hình 8.5: Lao động thành thị và nông thôn Trung Quốc 1978 - 2011 (triệu
người)