Nguồn: Herd và cộng
sự (2010)
Theo số liệu điều tra của NBS năm 2010 đối với 68.000 hộ gia đình có lao
động di cư, 58,4% trong tổng số 84,9 triệu lao động sinh sau năm 1980 đang làm
việc ngoài tỉnh nhà. Như số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 39% số lao động trẻ có
hộ khẩu nông thôn còn tiếp tục ở lại làm nghề nông. Số năm đi học trung bình
của các lao động di cư trẻ là 9,8 năm – nhiều hơn 1 năm so với thế hệ trước đó.
Trong đó 6,4% có bằng đại học (so với con số 1,4% của lao động trên 30 tuổi),
30% trong số đó đã trải qua các đợt đào tạo học nghề chuyên nghiệp.
Mặc dù có nhiều đóng góp cho sự phát triển của các thành thị Trung Quốc
cũng như tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng do rào cản của chế độ hộ khẩu,
mức độ được thụ hưởng phúc lợi xã hội của lực lượng lao động di cư này thấp
hơn nhiều so với cư dân có hộ khẩu thành thị. Theo số liệu điều tra của Ủy ban
Dân số Quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình (National Population and Family
Planning Commission – NPFPC) năm 2011, có 52% tổng số lao động di cư từ
nông thôn ra thành thị không nhận được bất kì hình thức bảo hiểm xã hội
nào.
Hình 8.8: Việc làm và cư trú của lao động nông thôn Trung Quốc theo
nhóm tuổi