KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 279

Tin cậy xã hội lấy quan hệ xã hội làm tiền đề, lí do quan trọng nhất để coi tin cậy
là kết quả trong mọi lĩnh vực của vốn xã hội; đó là ở hoàn cảnh có tồn tại yếu tố
tin cậy, những người liên quan sẽ giúp đỡ và hợp tác với nhau, từ đó giảm bớt chi
phí quản lí và giám sát.

Những điều Fukuyama (1995) từng nói về khái niệm tin cậy có thể quy nạp

thành 3 điểm. Thứ nhất, tin cậy là sự mong đợi đối phương sẽ tuân theo quy tắc
để thực hiện những hành vi trung thực. Thứ hai, tin cậy là quá trình học tập thử
thách theo từng năm tháng thông qua truyền thống và sự kế thừa văn hóa trong
một cộng đồng. Thứ ba, tin cậy mang tính cách của vốn xã hội, có vai trò như
biến số cốt lõi của quốc gia và phát triển xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế.

Bối cảnh nghiên cứu

Độ tin cậy xã hội của Trung Quốc tương đối thấp và thậm chí còn có dấu hiệu

bị giảm sút. Do đó, cần có những phương án giải quyết cụ thể nhằm nâng cao độ
tin cậy xã hội. Vì Trung Quốc không có sự tin cậy giữa con người với con người,
giữa con người với chế độ nên ở một khía cạnh xã hội nhất định đã xuất hiện
không ít tính bất ổn.

Trịnh Vĩnh Niên - Hoàng Nghiêm Kiệt (2011) cho rằng cơ chế khủng hoảng

niềm tin của Trung Quốc có 3 điểm như sau:

Thứ nhất, nhìn từ khía cạnh chính trị, sự tin cậy giữa các cơ quan chính phủ

(quan chức, nhân viên nhà nước) với nhân dân cũng tức là vấn đề tin tưởng giữa
quốc gia với xã hội. Nhà nước đánh mất niềm tin của nhân dân vì đã lạm dụng
quyền lực để tham nhũng.

Thứ hai, xét từ góc độ kinh tế, sự tin cậy giữa các chủ thể lợi ích là sự tin cậy

giữa người tiêu dùng với người cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa. Bởi vì thị
trường và hàng hóa dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với người dân nên cũng là tiêu
điểm bị đánh giá. Từ đó, người dân sẽ càng cảm thấy mạnh mẽ hơn rằng chính
phủ không đáng tin cậy như dịch vụ quản lí của doanh nhân.

Thứ ba, nhìn từ góc độ xã hội, tin cậy là vấn đề thiết yếu nhất giữa các thành

viên trong xã hội. Ví dụ như thái độ đối lập giữa người bản địa và người ngoại
lai tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho thấy rõ sự thiếu tin cậy giữa các khu vực,
các giai cấp. Điều này không chỉ làm tê liệt chức năng hành chính, chính trị trong
việc quản lí các tầng lớp xã hội mà còn có thể khiến nhân dân chối bỏ một chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.