KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 278

mạnh tính hiệu quả của xã hội, chính trị và kinh tế. Chỉ cần xuất phát từ quan
điểm kinh tế đã nhận thấy vốn xã hội có thể tạo thuận lợi cho đầu tư. Fukuyama
(1995) cho rằng, nguồn vốn xã hội là khả năng hợp tác cùng hành động giữa các
tập đoàn hay tổ chức có cùng mục đích, những thành viên trong tập thể sẽ cùng
nhau hiệp lực khi họ có chung một loại giá trị phi công thức hay phương thức
nào đó và giữa họ tồn tại sự tin cậy lẫn nhau.

Cuối cùng, vốn xã hội có mối liên hệ trực tiếp với khái niệm “tin cậy”, nó

không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế mà thậm chí còn được dùng để
biểu đạt rộng rãi về xã hội, tính lí luận chính trị, tính thực chứng khi nghiên cứu.
Vốn xã hội là phương án đối phó với các vấn đề như nghèo đói hay tính công
bằng xã hội sẽ phát sinh trong một nền kinh tế xã hội trưởng thành. Vì thế,
những thảo luận về bối cảnh có liên quan đến vốn xã hội được xem như là biến
số cốt lõi giải quyết các vụ án xã hội. Có thể thấy rõ điều này trong các vấn đề
mang tính biến động như chủ nghĩa dân chủ, tăng trưởng kinh tế, giáo dục, phúc
lợi, khu vực... (Lee Jae Yeol, 1998).

Các định nghĩa có liên quan đến khái niệm “tin cậy”

Nhìn chung, sự tin cậy có tiền đề là lòng mong đợi tích cực đối với hành động

hoặc chí hướng của người khác, cũng tức là có mối quan hệ tốt đẹp với đối
phương, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hết sức giúp đỡ. Khái niệm tin cậy không
chỉ đơn giản là tin tưởng vào một ai đó mà còn được các học giả nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực. Tính đến nay còn chưa có một khái niệm thống nhất nào về “tin
cậy”. Bởi lẽ tin cậy vốn là một khái niệm có thuộc tính đa chiều. Nói đơn giản,
tin cậy là một loại điều kiện để chúng ta và đối phương có thể hình thành nên
mối quan hệ nào đó. Cũng có nghĩa, tin cậy sẽ “là một sự tin tưởng chủ quan để
chấp nhận rủi ro bị phản bội và cùng giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung của đôi
bên” (Kim Yong Hak, 2003). Do đó chúng ta mới có thể thông qua sự “tín
nhiệm” này để cùng đối phương đạt được lợi ích chung.

Từ năm 1980 trở đi, Coleman (1988), Putnam (1993) đã nghiên cứu về tính tin

cậy. Tính đến Fukuyama (1995) đã có những trào lưu thảo luận sôi nổi về tính
năng của sự tin cậy, nhất là khi tin cậy trở thành nhân tố tạo nên nền kinh tế dồi
dào và một chính phủ hoạt động có hiệu quả. Mặc dù mỗi học giả khi nghiên cứu
về vốn xã hội sẽ có những phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng điểm chung
trong kết luận của họ về lĩnh vực này đó là không thể thiếu được yếu tố tin cậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.