KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 31

Nguồn: Nomura (2012)

Bên cạnh đó, biến đổi về tỉ lệ đòn bẩy giữa các khu vực của Trung Quốc trong

giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 diễn ra như sau: tỉ lệ đòn bẩy của khu vực chính
phủ tăng 3 điểm phần trăm, của khu vực doanh nghiệp tăng 50 điểm phần trăm,
của khu vực cư dân tăng 17 điểm phần trăm. Điều đó có nghĩa là phần lớn sự gia
tăng tỉ lệ đòn bẩy tập trung vào khu vực doanh nghiệp và cư dân.

Có thể khẳng định, tỉ lệ đòn bẩy tài chính hiện nay của Trung Quốc chưa dẫn

đến khủng hoảng, nhưng những rủi ro là hiện hữu bởi tốc độ tăng quá nhanh và
phần lớn rủi ro rơi vào khu vực doanh nghiệp lẫn cư dân. Với năng lực tài chính
của mình, chính quyền các cấp có khả năng nhất định trong việc thanh toán các
khoản nợ trái phiếu đáo hạn hiện nay, nhưng không ai dám chắc điều gì sẽ đến
nếu việc phát hành trái phiếu của các tỉnh/khu tự trị được thông qua về mặt pháp
lý vào năm tới – một động thái nhằm dọn đường cho việc thực hiện chiến lược
đô thị hóa kiểu mới của thủ tướng Lý Khắc Cường.

Rủi ro đối với hệ thống ngân hàng không chỉ đến từ tốc độ tăng tỉ lệ đòn bẩy

chóng vánh trong vòng năm năm qua, mà chủ yếu đến từ việc hệ thống NHTM
đã cung cấp các khoản tín dụng với tiêu chuẩn tiếp cận tương đối dễ dàng.

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc (%)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.