Nguồn: Nomura
(2012)
Sự gia tăng của tỉ lệ trích lập dự phòng phản ánh sự gia tăng của tỉ lệ nợ xấu
trong hệ thống NHTM Trung Quốc. Rõ ràng, tỉ lệ này đã tăng mạnh từ mức
117% (năm 2008) lên gần gấp ba vào cuối năm 2012.
Một trong những bằng chứng cho thấy tính kém hiệu quả và hệ lụy phát sinh
từ khoản tín dụng ứng phó khủng hoảng năm 2008 là lĩnh vực đầu tư đường
sắt
TĂNG TRƯỞNG ĐẦU TƯ
Tăng trưởng tín dụng nhằm ứng phó khủng hoảng tài chính-tiền tệ 2008 lập
tức diễn biến thành một đợt bùng nổ đầu tư. Số liệu về đầu tư tài sản cố định
(FAI) – trong đó vai trò đầu tư của các SOEs trong giai đoạn 2008 - 2009 hết sức
rõ nét – phản ánh sự bùng nổ của tín dụng đã thông qua kênh đầu tư công để
chảy vào nền kinh tế, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn hậu
khủng hoảng (Hình 1.7). Điều này cho thấy tư duy dựa vào đầu tư và xuất khẩu
để tạo ra tăng trưởng khó có thể thay đổi nhanh chóng và cơ bản.
Hình 1.7: Tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc 2007 - quý
II/2013 (%)