KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 34

sản lại tăng mạnh từ nửa cuối năm 2009 với mức tăng trung bình của giai đoạn
quý II/2009 - quý II/2011 ở mức xấp xỉ 35%.

Đáng chú ý là nếu với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, khủng hoảng là

thời cơ để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, thì với Trung Quốc,
điều này dường như ngược lại. Trước khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997,
Paul Krugman đã cảnh báo các nước Đông Á (đặc biệt là Đông Nam Á) về cái
gọi là “sự thần kì Đông Á”. Ông chỉ ra rằng tình trạng dựa vào đầu tư trong khi
chậm trễ trong việc cải thiện năng suất khiến các nền kinh tế này không chỉ rơi
vào tình trạng lãng phí mà sớm muộn sẽ rơi vào khủng hoảng (Krugman, 1994).
Điều đó đã xảy ra. Tuy nhiên, sau năm 1997, trong khi Thái Lan, Hàn Quốc hay
Đài Loan đều cải thiện mạnh mẽ tình trạng dựa vào đầu tư để duy trì tăng trưởng
kinh tế thì Trung Quốc sau năm 2008 thậm chí lại gia tăng mạnh hơn tỉ trọng đầu
tư (Hình 1.9). So với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác tại khu vực Đông Á, tỉ
lệ đầu tư/GDP của Trung Quốc hiện vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 50% GDP, cao hơn
khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình của các quốc gia được so sánh.

Hình 1.9: Tỉ trọng đầu tư của một số quốc gia và vùng lãnh thổ 1982 -

2012 (% GDP)

Nguồn:

alsosprachanalyst.com

Đi liền với đó là sự suy giảm của tiêu dùng trong nước (Hình 1.10). Hiện nay,

tỉ trọng đầu tư của Trung Quốc chiếm xấp xỉ 50% GDP trong khi đó tiêu dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.