KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 35

chỉ ở ngưỡng 40%. Sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành gói kích thích kinh
tế 4.000 tỉ RMB, tỉ trọng đầu tư trong GDP đã tăng từ 42% lên 48,8%, trong khi
đó, tỉ trọng tiêu dùng chỉ tăng từ 36% lên 39%. Để hỗ trợ cho tỉ trọng đầu tư lớn
như vậy, tỉ lệ tiết kiệm quốc nội của Trung Quốc cũng được duy trì liên tục trên
mức 50% kể từ sau khủng hoảng 2008 (năm 2012, con số này là 51,2%) (Hình
1.10).

Hình 1.10: Tỉ trọng tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm tại Trung Quốc 2005 -

2012 (% GDP)

Nguồn: Tính toán của

tác giả theo số liệu NBS (các năm) và số liệu IMF (các năm)

Đầu tư, trong tương quan với tiêu dùng và xuất khẩu ròng, tiếp tục là động lực

tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giai đoạn sau khủng hoảng 2008 cho dù
Trung Quốc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ tiêu dùng tại nông thôn (Hình
1.11). Điều này cho thấy lộ trình thay đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc
còn nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất khi phải từ bỏ tư duy
coi đầu tư là bánh xe chủ lực có thể ngay lập tức làm suy giảm tăng trưởng ở
mức độ lớn, gây nên tâm lí bất ổn. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến lợi ích của các tỉnh, nên có thể ảnh hưởng đến quá trình quyết sách của
Trung ương. Cải cách điều chỉnh kết cấu kinh tế là quá trình đánh đổi những suy
giảm trước mắt lấy sự thịnh vượng lâu dài. Tuy nhiên, việc nắm chắc về biên
độ/cường độ thích hợp trong việc kiểm soát các lĩnh vực suy giảm có tầm quan
trọng đặc biệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.