Hình 1.11: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng kinh tế 2005 - 2012
(điểm phần trăm)
Nguồn: IMF (2013)
Vấn đề của mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện nay là do việc tăng
trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào đầu tư, với tỉ trọng đầu tư/GDP ở mức 50% kể
từ sau khủng hoảng 2008, cộng thêm lãi suất thấp (lãi suất cho vay đối với các
khoản vay kì hạn một năm là 6-7%/năm, trong khi đó lạm phát là khoảng 2,5-
4,5%/năm), chi phí vốn được duy trì ở mức thấp, khiến hiệu quả sử dụng vốn
ngày càng suy giảm. Phản ánh bằng việc hệ số ICOR ở Trung Quốc ngày càng
lớn. Theo tính toán của Nomura (2012), ICOR của Trung Quốc giai đoạn 1991-
2011 cao hơn của Nhật Bản (1961-1970): 3,9, Hàn Quốc (1981-1990): 3,2 và
vùng lãnh thổ Đài Loan (1981-1990): 2,7 trong khi đây là giai đoạn mà các nền
kinh tế này đạt được mức tăng trưởng tương tự với Trung Quốc. Nếu tính riêng
giai đoạn hậu khủng hoảng 2008, trong giai đoạn 2009-2011, ICOR của Trung
Quốc thậm chí đã tăng lên mức 5,0. Điều này cho thấy, gói kích thích 4.000 tỉ
RMB và tỉ lệ đòn bẩy tài chính tăng mạnh nhằm ứng phó khủng hoảng đã làm
trầm trọng thêm sự kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn của kinh tế Trung
Quốc.
Bảng 1.3: So sánh hệ số ICOR của một số quốc gia và vùng lãnh thổ