tư bất động sản trong tổng tín dụng của hệ thống NHTM đã tăng từ mức 16,1%
(quý I/2009) lên mức 20,1% (quý I/2011), trong khi đó tỉ trọng đầu tư bất động
sản tính theo phần trăm GDP cũng tăng ổn định từ mức 14,78% lên mức 22%
vào đầu năm 2011 (Hình 1.12). Hình 1.8 cũng cho thấy đầu tư vào tài sản cố
định trong lĩnh vực bất động sản luôn cao hơn lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và mức tăng trưởng đầu tư tài sản cố định chung kể từ cuối quý I/2010.
Điều này khiến thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một đợt
đầu cơ mới, nhất là khi chính phủ ban hành một loạt các chính sách kích thích sự
phát triển của thị trường này.
Hộp 1.2: Một số chính sách kích thích sự phát triển của thị trường bất
động sản vào năm 2010 và 2012
Các chính sách ban hành năm 2010:
Xóa bỏ hạn chế vay tín dụng mua nhà của cư dân và doanh nghiệp.
Các chính sách ban hành năm 2012:
Chính sách địa phương điều chỉnh nhẹ
Kể từ cuối năm 2011 đầu năm 2012, 17 thành phố như Phật Sơn, Vu Hồ,
Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh v.v... đã ban hành các chính sách điều
chỉnh liên quan đến việc mua nhà. Những điều chỉnh này chủ yếu tiến hành
tại các khâu như hạn mức tín dụng mua nhà, ưu đãi thuế v.v… Trong đó,
ngoại trừ chính sách của bốn thành phố Thượng Hải, Vu Hồ, Phật Sơn,
Thành Đô đi ngược với chính sách điều tiết chung và bị buộc dừng lại,
chính sách của các thành phố còn lại đều được ngầm chấp nhận.
Hai lần hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Ngày 12/5, PBoC tuyên bố, kể từ ngày 18/5 sẽ hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc của
các tổ chức tín dụng xuống 50 điểm cơ bản. Đây là lần điều chỉnh thứ hai,
tiếp sau lần điều chỉnh thứ nhất (cũng hạ 50 điểm cơ bản) vào ngày 24/2.
Sau đợt điều chỉnh tháng Năm, tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng