về ngư nghiệp; Nhật cũng đồng ý rút quân khỏi miền Bắc đảo Sakhalin năm
1925 (Nhật chiếm vùng này vào lúc gởi quân sang Tây-bá-lợi-á). (8) Hợp tác
Quốc - Cộng (giữa quân đội của Tưởng Giới Thạch và của Mao Trạch Đông) xảy
ra hai lần và đây là lần đầu tiên. Sau đó, Tưởng Giới Thạch bỏ chính sách hợp
tác Quốc - Cộng và đặt ưu tiên vào việc chống lại Mao Trạch Đông. Hợp tác
Quốc - Cộng lần thứ hai xảy ra vào năm 1936. (9) Thủ phạm bị tuyên án tử hình,
sau đó được đổi thành tù chung thân, và sau khi được ân xá năm 1940, trở thành
một nhân vật hoạt động tích cực cho phong trào ái quốc cực hữu. (1) Nakamura
Takafusa, Nihon keizai: Sono seicho to kozo (Kinh tế Nhật Bản: Phát triển và
cấu tạo), Tokyo, Tokyo Daigaku Shuppankai, 1985, trang 188 - 189. (2) Tài liệu
trong phần này dựa theo Nakamura Takafusa, sách đã dẫn, trang 174 - 209, và
bài thuyết trình của Giáo sư Nakamura tại Đại học Alberta vào ngày 30 tháng 3,
1987, 'Japan in the 1950's and 1960's: Unprecedented Growth' (Nhật Bản vào hai
thập niên 1950 và 1960: Một sự phát triển chưa từng có). (3) Ảnh hưởng của
chiến tranh Việt Nam đối với Nhật Bản là chủ đề của cuốn Fire Across the Sea:
The Vietnam War and Japan, 1965 - 1975 (Đám cháy bên kia đại dương: Chiến
tranh Việt Nam và Nhật Bản, 1965 - 1975), một công trình nghiên cứu có giá trị
của Thomas Havens (Princeton: Princeton University Press, 1987). (4) Tiếng
Nhật là Tsusan sho (Thông-sản-tỉnh), thường được gọi là MITI (đọc là mi-ti),
chữ tắt của tiếng Anh Ministry of International Trade and Industry. (1) Việc
thành lập chính phủ Minh Trị thường được gọi là Goisshin (Ngự-nhất- tân), hoặc
dựa theo sách cổ của Trung Hoa còn gọi là Ishin (Duy Tân). Gần đây, danh từ
Meiji Ishin (Minh Trị Duy Tân) thường dùng để chỉ quá trình Nhật Bản trở thành
một quốc gia cận đại bắt đầu từ cuối đời Tokugawa. (2) Trong Ngục trung thư và
Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu có nhắc đến ông ta qua tên Đại-ôi
Trọng-tín. (3) Số huyện này đến năm 1889 được giảm xuống còn 45 (không kể
Hokkaido và Okinawa) và giữ nguyên như vậy cho đến bây giờ. (4) Năm 1907
cải thành 6 năm tiểu học, và sau Thế chiến thứ hai cải thành 9 năm, tức là xong
trung học. (5) Phan Bội Châu trong các trước tác của mình thỉnh thoảng có nhắc
đến Fukuzawa qua tên Dụ-cát với tất cả sự kính trọng. (6) Ngay từ khi mới đến
Nhật, Phan Bội Châu có đến thăm trường Keio Gijuku. Trường Đông-Kinh
Nghĩa thục do phong trào Đông du sáng lập ở Hà Nội dựa trên mẫu hình của
trường này. (7) Hiện nay ở trường Keio vẫn còn tòa nhà nơi Fukuzawa diễn
thuyết lần đầu tiên (và sau đó các buổi diễn thuyết được tổ chức định kỳ), mang