KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 56

hơn 6 tỉ người trên thế giới. Kinh tế thế giới đã đạt mức độ tăng trưởng 5,3%
(2006) và 5,4% (2007), nhưng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên chỉ
tăng trưởng 2,8% năm 2008 và suy giảm -0,6% năm 2009. Cho đến tháng
10/2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ ở mức 6,5%, ở Liên minh châu Âu ở mức
7,7%, ở Nhật Bản ở mức 3,7%. Sang đến 2009, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ và châu
Âu vọt lên trên mốc 9%, còn ở Nhật Bản cũng lên trên mốc 5%.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng lần này là sự lên ngôi của xu

hướng đầu tư mạo hiểm trong điều kiện thị trường tài chính và tiền tệ toàn cầu
ngày càng “phẳng” mà không có sự điều chỉnh và giám sát tương ứng và phù
hợp. Cựu Giám đốc điều hành IMF, Dominique Strauss-Kahn nhận định, khủng
hoảng 2008 bùng nổ là do “sự thất bại của hệ thống điều tiết nhằm chống lại
những hành vi chấp nhận rủi ro quá mức trong hệ thống tài chính, đặc biệt là ở
Mỹ”.

Sâu xa hơn, nó phản ánh sự bất cân bằng trong mô hình tăng trưởng kinh tế

toàn cầu. Bước ra từ khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, những nền kinh
tế hướng xuất khẩu ở khu vực này nhanh chóng đón bắt làn gió lành từ nhu cầu
gia tăng từ thị trường Mỹ, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu sang các nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, ngoại tệ và thành quả tăng trưởng tại các nền kinh tế này
đã không đưa tới việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế sang hướng cân bằng hơn. Thay
vào đó, như một phản ứng sợ hãi về bóng ma khủng hoảng tài chính châu Á, tỉ lệ
tiết kiệm liên tục tăng và giữ ở mức cao, cùng với đó là xu hướng phình to dự trữ
ngoại tệ (mà chủ yếu là đồng USD) bằng việc đầu tư vào thị trường tài chính
Mỹ. Đến lượt nó, dòng vốn ồ ạt và rộng rãi từ các nền kinh tế này cho phép tín
dụng ở Mỹ ngày càng rẻ (với lãi suất cực thấp) và tiếp cận một cách dễ dàng,
làm bùng phát bong bóng trên thị trường bất động sản và tín dụng dưới chuẩn.

Cơ cấu kinh tế mang tính Bắc - Nam này càng trở nên điển hình trong trường

hợp của kinh tế Trung Quốc. Cho đến 2008, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở
mức trung bình lên tới 10,8% giai đoạn 2001 - 2007, xuất khẩu tăng trưởng ở
mức trung bình gần 30%/năm trong cùng thời kỳ; trong khi tỉ lệ tiết kiệm cũng
gia tăng từ mức 38%/ GDP lên tới 52%/GDP và nhanh chóng trở thành quốc gia
có dự trữ ngoại tệ lớn nhất, ở mức khoảng 1.800 tỉ USD vào cuối năm 2007.

Trung Quốc chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính tại Mỹ và toàn

cầu. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ mức 14,2% năm 2007 giảm mạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.