KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 63

Nguồn: The Economist house-price Index

Đồng thời, chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ cũng giữ đồng USD trong xu

thế giảm giá. Điều này tăng thêm sức ép tăng giá của đồng RMB. Sau khi ngưng
tăng giá đồng RMB để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trong nước do chịu ảnh hưởng
nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỉ giá USD/RMB giữ ổn định ở mức
6,83 cho tới tháng 6/2010. Kể từ tháng 6/2010 đến tháng 8/2013, đồng RMB ở
trong xu thế tăng giá liên tục với mức tăng tới 10,39% trong vòng ba năm.
Nghiên cứu của Cho & Rhee (2013) chỉ ra mối liên hệ giữa QE của Mỹ với tỉ giá
đồng RMB, đặc biệt là QEI và QEIII. Theo đó, riêng QEIII đã đẩy đồng RMB
tăng giá thêm 0,47%.

Tác động của tình hình kinh tế châu Âu tới kinh tế Trung Quốc giai đoạn

hậu khủng hoảng 2008

Sụt giảm xuất khẩu sang thị trường châu Âu tác động mạnh tới hoạt động xuất

khẩu của Trung Quốc.

Khủng hoảng nợ công châu Âu 2010 là hệ quả tất yếu của khủng hoảng tài

chính Mỹ 2008 - 2009 bởi những vấn đề tồn tại của kinh tế châu Âu kết hợp với
chính sách kích cầu để chống đỡ với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng
5/2010, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã phải thông qua một gói giải cứu quy
mô lớn (750 tỉ euro), phối hợp với các định chế tài chính quốc tế khác và nỗ lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.