KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 64

cơ chế ổn định tài chính châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng đang lan rộng
ở Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Síp… Ngoài những gói giải cứu, chính phủ
nhiều nước châu Âu buộc phải triển khai các kế hoạch thắt chặt chi tiêu công
nhằm giảm mức nợ công và thâm hụt ngân sách đã lên mức kỷ lục. Trong bối
cảnh đó, hoạt động kinh tế ở khu vực tư nhân vẫn còn yếu ớt sau khủng hoảng đã
không thể tạo nên sức tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao
động châu Âu. Kinh tế châu Âu đi vào suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp lên mức cao
kỷ lục.

Hiện trạng này tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất xuất khẩu của Trung

Quốc, bởi châu Âu đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Sau khi phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức 34,2% năm 2010, thị
trường châu Âu suy yếu và chỉ còn duy trì mức tăng trưởng nhập khẩu 16,4% đối
với hàng hóa từ Trung Quốc. Sang tới năm 2012, tăng trưởng xuất khẩu hàng
hóa vào châu Âu của Trung Quốc thậm chí đã ở trạng thái tăng trưởng âm
(-4,2%), là tác nhân chủ yếu kéo tăng trưởng xuất khẩu của nước này xuống mức
thấp, chỉ đạt 7,9%.

Hệ thống World Trade Alert của Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế Anh

(CEPR) ước tính, kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, 40% các biện pháp
bảo hộ thương mại toàn cầu là nhằm vào Trung Quốc. Trong vòng bốn năm (cho
đến 2012), Trung Quốc là đối tượng của tổng cộng 328 cuộc điều tra chống phá
giá và trợ cấp thương mại với tổng giá trị các hàng hóa liên quan khoảng 53,4 tỉ
USD. Riêng trong năm 2012, đã có 12 quốc gia tiến hành các cuộc điều tra kiểu
này với hàng hóa Trung Quốc với tổng giá trị 27,7 tỉ USD (tăng 11,6% về số
cuộc và 369% về giá trị so với 2011), trong đó riêng điều tra chống trợ cấp chống
phá giá của EU đối với sản phẩm quang học Trung Quốc đã có giá trị 20,4 tỉ
USD (MOFCOM, 2013).

Tạo cơ hội cho dòng vốn đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc tăng trưởng

mạnh mẽ.

Trung Quốc công bố chiến lược “Go Global” khuyến khích dòng vốn từ Trung

Quốc hướng ra bên ngoài kể từ năm 1999. Ở giai đoạn đầu, mặc dù được hậu
thuẫn mạnh mẽ bởi việc gia nhập WTO năm 2001, xu hướng này khởi động rất
yếu ớt. Phải đến kế hoạch năm năm lần thứ 11, tức kể từ 2007, dòng vốn từ
Trung Quốc mới trở nên mạnh mẽ. Thống kê từ UNCTAD cho thấy, dòng vốn từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.