mét vuông đắt hơn vàng tại các khu vực đắc địa của thủ đô Hà Nội nhưng
vì là đất thuê nên định giá chỉ bằng 0.”
trong vấn đề này rất đáng được chú ý, như Hữu Nghị đã tường thuật trên tờ
Tuổi Trẻ số ngày 29/4/2007: “Từ các đợt cổ phần hóa này, chỉ năm năm đã
xuất hiện một lớp tỉ phú mới ở Nga: tài sản quốc gia từ chỗ là của chung
nay trở thành của riêng của một lớp người nhờ đang ngồi trước mà ăn trên”.
Tờ Forbes tháng 5-2005 liệt kê danh sách 30 tỉ USD ở Nga
Từ góc độ quyền sở hữu và quản trị, Fredrik cho rằng các tổng công ty
không giống với các công ty truyền thống. Sự thành hình các tổng công ty
vào đầu thập niên 90 và sau đó chuyển qua mô hình Công ty Mẹ con theo
nghị định 153 năm 2004 do nhu cầu chính sách, không theo tiến trình phát
triển tự nhiên dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng quản trị, nên khó có
thể tránh được tình trạng chắp vá và kém hiệu quả. Trên tờ Doanh Nghiệp
Sài Gòn ngày 27/12/2006, ông Nguyễn Ngọc Bích đã phân tích vấn đề này
như sau: Bà mẹ kia không hề “sinh” ra các con, các con được ghép vào với
mẹ. “Mẹ” nhận con nuôi; mà con ở đây có đứa “già” hơn và kinh doanh
giỏi hơn mẹ. Về mặt kinh doanh, trừ các công ty được bốc lên làm mẹ, thì
các công ty mẹ mà gốc gác là văn phòng tổng công ty thường chưa có
nhiều bạn hàng, chưa có uy tín về kinh doanh; mà chỉ có quyền hành và
tiền bạc. Số tiền này là tiền cổ tức mà các công ty con nộp về… Mẹ cũng
sản xuất như con, hai bên cạnh tranh nhau, giành thị trường của nhau. Công
ty mẹ gọi lợi ích của mình là chung, của mỗi con là riêng… Có một công ty
mẹ giải quyết việc này hay lắm! Mẹ gom ba bốn công ty con sản xuất cùng
một loại sản phẩm lại với nhau, rồi cử một giám đốc của một công ty con
này làm đại diện sở hữu 51% vốn của mình tại một công ty con khác! Công
ty sau chỉ có khóc vì bị trói tay bởi ngay người cạnh tranh với mình.
Sau cùng, những kinh nghiệm của Thụy Điển, quốc gia đã thành công trong
chính sách tập trung việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước vào một đầu
mối, tiến hành từ năm 1999, là bài học quí báu cho Việt Nam
như Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá
bị chi phối bởi nhiều cơ quan chủ quản, gây khó khăn cho việc phối hợp và
điều hành, mà hệ quả của trình trạng chồng chéo này là hoạt động kém hiệu