KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 30

tư qui mô về ngành khai thác khoáng sản và dầu khí, nhưng khuynh hướng
mở rộng doanh nghiệp nhà nước trên lãnh vực này đang bắt đầu với sự
thành lập các công ty lọc dầu. David đã nêu lên những lý do khiến ông
không tán thành chủ trương trên: “Vì nhà nước thường muốn giữ nguồn thu
cao và ổn định, nên rất khó cho một doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư
vốn ở mức tối đa cần thiết, đồng thời phải nộp ngân sách cao và cung ứng
nhiều công ăn việc làm”. Hơn thế nữa, một khi các mục tiêu và động lực
chính trị thay thế cho lợi ích kinh tế làm cơ sở cho các quyết định đầu tư,
như trường hợp của Dung Quất, thì: “không những hoạt động của các
doanh nghiệp kém hiệu năng, mà cả nền kinh tế sẽ chịu tổn thất vì giá
thành cao. Tại sao lại thiết lập công ty lọc dầu xa vùng nguyên liệu hoặc thị
truờng chính, trong khu vực có nhiều giông bão?”. Chủ trương phát triển
vùng hiệu quả không thể không xem xét các hiệu quả kinh tế, nhằm phát
huy được tiềm năng của mỗi khu vực.
Nguyên do thông thường thứ hai cho sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà
nước là để hỗ trợ cho sự phát triển các ngành kỹ thuật cao

[21]

. Tại Việt

Nam, David đề cập đến công ty phần mềm FPT như một trường hợp điển
hình. Tác giả cho rằng sự thành công của công ty này hiện nay chỉ giới hạn
trong lãnh vực quảng bá và hỗ trợ các sản phẩm Microsoft hơn là sản xuất
và xuất khẩu phần mềm như các công ty tại Ấn Độ. Nhưng điều đáng e
ngại hơn, với lợi thế của một doanh nghiệp nhà nước, FPT sẽ ưu tiên nhận
được nhiều hợp đồng nhà nước, thu góp nhân tài, do đó sẽ gây thêm khó
khăn cho sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân. “Cái
giá của sự độc quyền sẽ còn cao hơn nếu việc quản trị của công ty này kém
hiệu quả”. Nhà nước có thể hỗ trợ công nghệ thông tin hiệu quả hơn qua
các chương trình đào tạo, tạo điều kiện dễ dàng cho sự thành hình của các
doanh nghiệp tư nhân qua việc đơn giản hóa thủ tục thành lập, mở rộng tín
dụng…
Nguyên nhân kế đến là chủ trương nhà nước cần phải nắm giữ những
ngành kỹ nghệ nặng hay chiến lược

[22]

. Có thể vì cái “hào quang còn

đọng lại từ thời Lenin & Stalin? Hay ước muốn được như Nhật và Hàn
Quốc khi các quốc gia này đã thực hiện thành công chính sách kỹ nghệ hoá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.