vào các thập niên trước?” Nhưng Nhật và Hàn Quốc đã thực hiện chính
sách kỹ nghệ hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân, trong môi trường
kinh tế cạnh tranh. Ngành kỹ nghệ nặng đóng tàu được triển khai qua công
ty Vinashin đã được David nêu lên như một ví dụ điển hình cho thấy nhà
nước Việt Nam đã không đặt nặng tính hiệu quả lên hàng đầu trong đầu tư:
“Dường như Việt Nam chú trọng đến số thu hơn là lợi nhuận”. Sau khi sử
dụng 756 triệu USD vốn vay từ nước ngoài qua đợt phát hành trái phiếu tại
New York năm 2005, Vinashin đang có kế hoạch tăng vốn 3 tỷ USD. Khi
kế hoạch đầu tư này được thực hiện, qui mô của Vinashin sẽ bằng ¾ của
công ty Hyndai, là công ty đóng tàu lớn nhất, hiện chiếm 15% thị phần trên
thế giới. Những hợp đồng đóng tàu hiện nay cho thấy lợi nhuận mang về sẽ
rất thấp, trong khi đó vốn đầu tư xây dựng cơ xưởng rất cao khi so sánh với
Ấn Độ: 90 so với 150 triệu USD cho mỗi xưởng. Ngành đóng tàu non trẻ
của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi đương đầu với kỹ nghệ đóng tàu
đã phát triển tại các quốc gia trong vùng, như Hàn Quốc và Trung Quốc.
David không phải không tán thành việc đầu tư ngành đóng tàu, nhưng giáo
sư cho rằng cơ hội thành công của ngành này sẽ khả quan hơn nhiều nếu
như được đầu tư từ các công đóng tàu tiên tiến nước ngoài. Ngoài ra, sự
thành công vượt bực về kinh tế nói chung và trên phạm vi doanh nghiệp
nhà nước nói riêng của Singapore, quốc gia có chế độ chính trị không khác
xa mấy so với Việt Nam, cũng thường được nêu lên như một mô thức phát
triển cần học hỏi. Nhưng David lưu ý: trong khi Singapore là một trong
những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, thì Việt Nam đang xếp ngang
hàng với Belarus và Zimbabwe trong 1/3 phần cuối bảng xếp hạng tham
nhũng của 159 quốc gia, theo tường trình của tổ chức Tranparence
International thực hiện.
Một nguyên nhân nữa, cũng theo David: “đơn giản chỉ là sự phản ảnh ước
muốn của các doanh nghiệp nhà nước và các bộ ngành có được vai trò lớn
hơn, những hợp đồng quan trọng có thể mang đến lợi lộc và công việc cho
bạn bè, người thân”
. Về vấn đề này, Fredrik đã trích dẫn từ các cuộc
nghiên cứu của hai ông Gainsborough (2002) và Painter (2005): “ Các
doanh nghiệp nhà nước thường bị chi phối bởi các đạo diễn tư nhân -