KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 29

năng. Sự ra đời của Tổng công ty quản lý vốn đầu tư nhà nước (SCIC) từ
đầu năm 2006 nhằm mục đích chấn chỉnh trình trạng trên. Tuy nhiên, liệu
SCIC có thành công trong việc tập hợp và điều phối các doanh nghiệp nhà
nước hiện đang trực thuộc hoặc chịu ảnh hưởng của các bộ và các địa
phương là vấn đề còn phải chờ xem. Các quyền lợi cục bộ có khả năng làm
trì trệ việc thực hiện kế hoạch này, như Fredrik đã nhận xét: “việc lựa chọn
các ngành chiến lược cho các doanh nghiệp nhà nước được quyết định sau
khi đã thảo luận với các bộ có lẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của các ban ngành
này”. Ông Cầm Văn Kình trên báo Tuổi Trẻ số ngày 4/2/2007 cũng có nhận
định: “Từ Đại hội IX đến nay đã gần sáu năm nhưng các doanh nghiệp nhà
nước lớn vẫn hoàn toàn án binh bất động nằm im trong sự chủ quản của các
bộ ngành. Chỉ có hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã về Tổng Công ty
Quản lý và Kinh Doanh vốn Nhà nước - một con số quá nhỏ so với tổng số
doanh nghiệp trực thuộc bộ ngành và các địa phương trên cả nước. Việc
tách bộ ngành ra khỏi các hoạt động kinh doanh chỉ có thể thành công khi
cắt được tâm lý muốn quản và lợi ích kinh tế của một số quan chức. Trong
bối cảnh hiện nay, khi đã có chủ trương mà tiến trình thực hiện cứ chậm, thì
theo nhiều chuyên gia kinh tế, điều đó chứng tỏ một điều đơn giản: bộ máy
nhà nước chưa đủ quyết tâm, chưa đủ mạnh để chiến thắng sự lũng đoạn lợi
ích của các quan chức bộ ngành.”

[19]

Chủ trương tập trung quản trị vốn đầu vào một đầu mối nhằm giảm thiểu
trình trạng chồng chéo và cục bộ là hướng đi đúng, nhưng vấn đề cốt lõi
vẫn là phạm vi và qui mô khu vực kinh tế nhà nước cần duy trì
để các
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đạt hiệu năng và phát triển cân đối với
các thành thần kinh tế khác. Đây cũng là nội dung chính được thảo luận
trong bài viết của giáo sư David Dapice.

III. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước - Trợ lực hay trở lực
Nguyên nhân thông thường đầu tiên của sự hình thành các doanh nghiệp
nhà nước là ngành khai thác khoáng sản và dầu khí đòi hỏi lượng đầu tư
vốn và kỹ thuật lớn, và giá cả dao động của nguồn nguyên liệu quan trọng
này

[20]

. Ngoại trừ ngành than, nhà nước Việt Nam vẫn chưa thực sự đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.