KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 32

những nhà quản lý doanh nghiệp hay các nhân vật có uy thế chính trị. Hệ
quả của trình trạng tư nhân hóa ẩn dấu này là sự thiếu minh bạch và mối
liên kết chặt chẽ giữa các giới doanh nhân và các viên chức nhà nước”

[24]

. Vấn đề nhạy cảm này cũng được tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận định trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn số
ngày 15/6/2006: “Lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước là có cơ
quan chủ quản, do mối quan hệ giữa hai chủ thể này khá gần gũi. Hơn nữa,
trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường dựa vào mối quan hệ
nhiều hơn là hệ thống luật pháp. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức
mạnh của doanh nghiệp nhà nước và một số đơn vị có vỏ bọc tư nhân
nhưng thực chất là sân saucủa một số cán bộ có chức, có quyền

[25]

.

Sau cùng, bằng những con số thống kê cụ thể trên các chỉ số kinh tế quan
trọng, David minh chứng những tổn thất và sự trì trệ
mà khu vực kinh tế
công có thể gây ra khi chiếm lĩnh vị trí chi phối nền kinh tế quốc gia. Khu
vực kinh tế nhà nước chỉ thu dụng 5% trên tổng số 4 triệu lao động gia tăng
trong khoảng thời gian năm 2000-2004, so với con số tương ứng 60% lao
động được thu nhận bởi khu vực kinh tế tư nhân. Mức gia tăng sản lượng
công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước tăng trung bình mỗi năm 10% so
với 18% của khu vực kinh tế tư nhân. Đầu năm 2006, tổng sản lượng công
nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trên tổng sản lượng công nghiệp quốc
gia đạt 33%, vượt qua tỷ phần của khu vực kinh tế nhà nước. Các doanh
nghiệp nhà nước thu lợi nhuận thấp dưới 3%, đồng thời là chủ nhân của
khoảng nợ xấu khổng lồ. Sự so sánh mức phát triển của kinh tế tư nhân và
kinh tế nhà nước cần được đặt trong bối cảnh: môi trường kinh tế tư nhân
tuy được cải thiện và khu vực này đang phát triển nhanh, các doanh nghiệp
tư luôn phải đối đầu với rào cản trên một sân chơi không công bằng, trong
khi các doanh nghiệp nhà nước được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi từ mặt
bằng sản xuất, đến vây vốn, bù lỗ, xóa nợ, ưu tiên nhận thầu…
David cũng không quên nhắc đến những điểm sáng của nền kinh tế Việt
Nam ở những lãnh vực và thời kỳ mà nhà nước mạnh dạn thực hiện chính
sách cải cách và mở cửa
: cải cách nông nghiệp vào cuối thập niên 80, sự ra
đời của đạo luật doanh nghiệp năm 2000, và chính sách mở rộng nền giao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.