Trong Kinh Thánh, mọi hậu quả đều hết sức nặng nề. Hầu
như trong mọi trường hợp, những “người thực hiện nhiệm vụ” đều
được biết chính xác những kết quả họ sẽ đạt được nếu họ tuân theo
hay làm trái “chính sách của hội.” Jacob biết rằng ông phải trốn
chạy một cách vất vả nếu cướp quyền thừa kế của người anh khỏe
mạnh hơn mình, Esau. Chúa tiên đoán rằng Peter sẽ phản bội mình
ba lần; Người cũng thật thông thái khi để cho Peter sống với những
hậu quả do mình gây ra thay vì trực tiếp trừng phạt ông ta. Và những
hành động tích cực bao giờ cũng mang lại kết quả tốt đẹp, dù đó là
những việc như Jacob phải lao động thêm bảy năm nữa để đánh bại
thế lực của Rachel hay David tha mạng cho Saul khi hai người cùng ở
trong hang để cuối cùng tự mình ngồi lên ngai vàng.
Để có kỹ năng quản lý hiệu quả công việc tốt cần có sự kiên nhẫn
của Job, lòng dũng cảm của David, sự thông thái của Solomon và lòng
trắc ẩn của Jesus. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những nhà
lãnh đạo “người trần mắt thịt” ngày nay không mong gì đạt được
thành công theo cách của các bậc tiền bối trong Kinh Thánh.
Nhiều người trong số họ đã và đang làm việc đó.
Xác định động lực và mục tiêu
Bước đầu tiên của kỹ năng quản lý hiệu quả công việc bao gồm
việc giúp mọi người xác định được mục tiêu đầy tham vọng song vẫn
rất thực tế và việc thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu đó. Trong
đoạn Thessalonian 1, Paul viết cho những người cải đạo ở
Thessalonica rằng, “là môn đồ của Chúa, chúng ta đương nhiên có
quyền yêu cầu các ngươi làm những việc chúng ta muốn, nhưng
chúng ta sẽ đối xử tốt với các ngươi, như một người mẹ chăm sóc
cho những đứa con nhỏ của mình… động viên, khích lệ, vỗ về và thôi
thúc các ngươi…” Paul quả là một chuyên gia về khích lệ tinh thần
người khác, ông đã biến đổi sự cấp bách và giọng điệu đầy cảm xúc
của mình cho thích hợp với thiện ý của “những người phụ tá.”