Samuel không hề thụ động đối phó với một cuộc thanh tra tài
sản. Tự ông đề xướng việc đó! Ông đề nghị người khác xác minh tài
sản và sự lương thiện của mình, kiểm tra đến tận con bò và con lừa
cuối cùng, cam đoan sẽ trả lại những thứ bị chiếm đoạt phi lý, cho
dù chỉ là những thứ lặt vặt tầm thường. Và ông cũng cam đoan sẽ sửa
sai nếu có bất cứ bằng chứng nào về thu nhập không chính đáng
và bất minh.
Có thể bắt gặp sự lương thiện kiểu này xuyên suốt Kinh Cựu Ước
và Kinh Tân Ước. Hãy xem bài diễn văn từ biệt của Paul, tông đồ của
Chúa Jesus, nói với các môn đồ:
Ta không bao giờ thèm muốn vàng bạc hay quần áo của bất cứ
ai. Tự các ngươi biết rằng đôi bàn tay ta đã nuôi sống bản thân và
cả bạn bè mình… Tất cả bọn họ đều khóc khi ôm hôn ngài. Điều
khiến họ đau lòng nhất là ngài nói với họ rằng họ sẽ không bao giờ
được gặp lại ngài. (Acts 20:32-37)
Không còn nghi ngờ gì nữa, đức tin và sự thể hiện tính chính trực
và lương thiện ấy đã khiến những môn đồ của Paul tận tâm trung
thành với ông, hay ý nghĩ sẽ mất ông khiến họ đau lòng đến vậy?
Nếu ngày nay bạn rời bỏ công ty bạn làm việc, liệu những người đi
theo bạn có thể hiện sự tiếc nuối trước sự ra đi của bạn, và nếu có,
liệu sự tiếc nuối ấy có phải vì mất đi một nhà lãnh đạo chính trực
hay không?
Nhưng có thực là sự lương thiện có thể tồn tại trong cấp lãnh đạo
cao nhất của những doanh nghiệp thời nay? Phải chăng điều đó cản
trở những thành công? Theo Charles Wang, Chủ tịch Công ty
Computer Associates, chẳng có gì phải bàn cãi về việc này. Wang
lãnh đạo một công ty trị giá 4,7 tỷ đô la, nhưng ông cho rằng chung
quy thì hiệu quả được đo bằng lời nói thật chứ không phải bằng
những đồng đô la.