“ông chủ”, thậm chí trở thành cánh tay phải của “ông chủ” cũng
không. Nhưng hắn có thể gây ảnh hưởng bằng cách phản bội con
người được nhiều người tin là con trai của Chúa Trời này.
Từ trước khi Judas phản bội Jesus, người ta đã để ý thấy sự bất
lương của hắn. Những kẻ bất lương thường thể hiện qua nhiều
trường hợp. Tại một bữa tối để bày tỏ lòng tôn kính, một người phụ
nữ đã mang đến một lọ nước hoa đắt giá bôi vào chân của Jesus.
Hãy đoán xem môn đồ nào đã lấy “liêm khiết” làm cái cớ để phản
đối? Đó là kẻ bất lương nhất: Judas Iscariot, hắn nói: “‘Tại sao
không bán lọ nước hoa đi và dành số tiền đó cho người nghèo? Lọ
nước hoa này bằng tiền công một năm làm việc đấy chứ.’ Hắn nói
vậy không phải vì hắn quan tâm đến người nghèo mà chỉ vì hắn là
một tên kẻ cướp, là kẻ được giao giữ túi tiền, hắn đã tự tiện lấy
tiền trong đó bỏ túi riêng của mình.” (John 12:4-6)
Qua ví dụ về Judas, chúng ta có thể thấy được rằng chỉ cần có
một kẻ bất lương hoặc bất mãn cũng có thể phá hoại một nỗ lực hợp
tác, nhất là khi kẻ đó lại là nhà lãnh đạo hoặc thân tín với lãnh đạo.
Thời nay có một nhà lãnh đạo cũng vờ tỏ ra cảm thông với người
nghèo trong khi ông ta đang làm giàu cho bản thân mình trên chính
công sức của họ, đó là William Aramony, cựu Giám đốc điều hành
của The United Way, một tổ chức chuyên giúp đỡ các quả phụ, trẻ
mồ côi và người tàn tật. Thời đó, Aramony kiếm được tới 400 nghìn
đô la mỗi năm. Người ta phát hiện ra ông ta đã biển thủ một số tiền
khổng lồ từ ngân quỹ của tổ chức để bỏ túi riêng cho mình.
Hành động chính trực
Lời nói không hẳn lúc nào cũng “chẳng mất tiền mua” nhưng
hành động mới là đáng giá hơn cả. Matthew đã nhấn mạnh rằng