Carlzon viết lại rằng ông đã không có ý định từ bỏ chiến lược
của mình “thậm chí cả khi quyết tâm của chúng tôi tạo ra một cuộc
chiến tranh giữa các nhóm hàng không dân dụng, mà thực sự điều
đó đã xảy ra. Hãng AirFrance, một Goliath (Người khổng lồ) trong
các hãng hàng không châu Âu đã đe dọa sẽ không cho SAS bay đến
Pháp nếu hãng này không thực hiện việc buộc khách trả thêm tiền.
SAS cũng can đảm đe dọa sẽ không cho máy bay của AirFrance đậu
trên các đường bay của SAS.
Đây không đơn thuần là “David” chống lại “Goliath”. Carlzon
viết: “Chúng tôi gần như phải chống lại nền công nghiệp hàng
không của toàn châu Âu”. Sau cuộc chiến về giá, các hãng hàng
không triệu tập các ngoại trưởng ở nước của họ, những người này sẽ
tìm đến một thỏa thuận. Hãng SAS sẽ không phải bắt khách trả
thêm tiền khi AirFrance có thể giảm giá hạng thương nhân cho
khách hàng bình thường.
Carlzon cho rằng thành công này, lòng dũng cảm kiên định
chống lại đối thủ mạnh hơn là một liều thuốc cổ vũ tinh thần to
lớn đối với SAS và thống nhất họ trong cùng nỗ lực. Ông tuyên
bố rằng việc cam kết hành động thường là vấn đề của “lòng can
đảm, đôi khi nó còn tiếp giáp với sự liều lĩnh điên rồ”. Trong hành
động khác, ông đã quyết định giảm giá vé để tăng số lượng hành
khách. Ông thừa nhận rằng đây không phải là ý tưởng mới. Một vài
hãng hàng không khác đã cân nhắc việc giảm giá vé, tính toán lại sổ
sách và đưa ra ý tưởng này. Carlzon đã hành động dựa trên trực giác
hơn là dựa vào việc tính toán chi li của các con số: “Tôi hoàn toàn
chắc rằng nếu tôi đã là một con người cẩn trọng hơn thì có lẽ tôi
đã thất bại hoàn toàn. Chúng tôi can đảm để hành động... hơn bất
cứ ai đã làm... Một khi chúng tôi dám thực hiện bước nhảy thì chúng
tôi đạt được thành công hơn cả tưởng tượng”.