chiếc Lamborghini, liệu tôi có thể ra ngoài và nói rằng công ty đang
trong tình thế nguy hiểm không?”
Đó có thể là một biểu hiện rõ ràng của sự bất công, nhưng thực
tế có quá nhiều nhà lãnh đạo đang vi phạm điều này. Thời Kinh
Thánh có quá nhiều vị vua chúa làm giàu trên lưng các thần dân
của họ. Micah chỉ trích: ‘‘Ngươi ghét điều lành, lột da dân ta và róc
xương họ.” (Mic. 3:1) Nehemiah than vãn ‘‘các người ép buộc chính
người dân của mình những khoản vay nặng lãi.’’ (Neh. 5:7). Thật tốt
nếu một nhà lãnh đạo hiện đại tự hỏi mình rằng: “Các hành động
của ta có công bằng không? Không chỉ đối với các cổ đông mà còn
với nhân viên và toàn xã hội.” Đó không chỉ là vấn đề đạo đức mà
còn liên quan đến lợi ích kinh tế lâu dài. Thật khó có thể giữ lòng
trung thành và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động nếu
họ cảm thấy mình đang bị giới lãnh đạo lợi dụng.
Sự công bằng được đền đáp
Thông thường người ta cho rằng các công ty và tổ chức tôn trọng
công bằng phải đánh đổi sự phát triển của công ty để lấy điều đó.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã chứng tỏ rằng họ có khả năng biến
các hành động công bằng thành các giải pháp “cùng có lợi”, trong
đó, họ được lợi không chỉ về mặt đạo đức mà còn về kinh tế.
“Điều cần làm” không nhất thiết là làm tăng chi phí của công ty
mà đôi khi công bằng còn mang lại những lợi ích ngắn hạn và dài
hạn quan trọng.
Psalm (Thi thiên) 11 đảm bảo rằng ‘‘người ngay thẳng sẽ nhìn
thấy mặt Ngài.” Nó không đảm bảo lợi ích tức thời hay dài hạn cho
những hành động đúng, nhưng, quả thực, đó là những gì đã diễn ra
với một số tổ chức khác nhau; một số tổ chức chỉ muốn “làm việc
thiện” và một số khác lại nhận ra rằng “làm việc thiện” cũng có thể
nghĩa là “làm ăn phát đạt.”