không mất nhiều thời gian. Chúng tôi chỉ nói: “Không, chúng tôi
sẽ không làm như vậy!” Bạn có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng
điều đó không khác biệt là mấy. Đó không phải là điều chúng tôi
mong đợi. Chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển chủ đề và nói,
“Được rồi, vậy vấn đề tiếp theo là gì?”
Có lẽ có nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh và chính
trị cũng mong rằng họ có thể “chuyển sang chủ đề tiếp theo” chứ
không phải dấn thân vào một hành động có vấn đề về mặt đạo
đức. Nhưng cần phải có một bộ chuẩn mực để có thể biết đâu là lúc
“chuyển chủ đề.”
Theo lời khuyên của Jethro dành cho Moses khi lựa chọn “các
cộng sự trong số hàng ngàn, hàng trăm và hàng chục người”, các
chuẩn mực đạo đức cũng giúp “chọn ra những người có năng lực...
những người đáng tin cậy, căm ghét những thu nhập bất chính.”
(Exod. 18:21) Nhưng chỉ trong trường hợp một vài “trái táo hỏng” rơi
ra khỏi thùng, cần phải đưa ra một hệ thống để kiểm tra và loại bỏ
chúng. Sau vụ tai tiếng bị buộc tội đã ghi sai số liệu trong bảng trả
lương cho nhân viên, GE đã đặt ra một cương lĩnh đạo đức, trong đó
có cuốn sách hướng dẫn Hình thức và nội dung sự phạm tội của
chúng ta (The Spirit and the Letter of Our Commitment). Được tái
bản bằng tất cả các thứ tiếng, cuốn sách hướng dẫn này giải thích
rằng mỗi cơ sở đều có một thanh tra và một đường dây nóng để tìm
hiểu tình hình thực tế về những hoạt động phi đạo đức có thể xảy
ra. Welch nói, “Chúng tôi cho các nhân viên biết chính xác người họ
có thể gọi đến... Sau vụ bê bối, bạn có thể đạt được những thành
công. Phải làm gì đó để giải quyết mỗi khi có sự việc nghiêm trọng
xảy ra... Làm thế nào để chuyển sang bước tiếp theo?”
Một hệ thống đạo đức và chuẩn mực thậm chí còn có thể vượt qua
những rào cản tôn giáo tưởng như không thể lay chuyển nổi. Gary