Một công ty có hệ thống đạo đức phát triển − tức là phải thực sự
được áp dụng chứ không phải chỉ là nói ra rồi để đấy − sẽ không
mất nhiều thời gian để cân nhắc xem quyết định họ đưa ra có
phù hợp với đạo lý hay không. Thực ra, một chuẩn mực đạo đức rõ
ràng như cương lĩnh của hãng Johnson & Johnson khiến cho mọi
quyết định trở nên dễ dàng hơn. Một chuẩn mực đạo đức càng kiên
quyết, càng được áp dụng thường xuyên bao nhiêu thì việc xem xét
xem những hành động có phù hợp với chuẩn mực không càng rõ ràng
bấy nhiêu.
John Pepper, Chủ tịch Tập đoàn Procter & Gamble, tin rằng
“doanh nghiệp đạo đức là doanh nghiệp thịnh vượng.” Hơn thế nữa,
doanh nghiệp đó còn có xu hướng thu hút và giữ được những nhân
viên có đạo đức.
Có rất nhiều người trong công ty này đã đến với chúng tôi và
sát cánh bên chúng tôi − nhờ những chuẩn mực đạo đức của chúng
tôi. Khi chúng tôi chuyển đến những nơi như Đông Âu và hỏi các
nhân viên mới rằng tại sao họ lại tìm đến với chúng tôi, thật tuyệt
khi nghe họ trả lời: “Bởi vì những gì các ngài đại diện/ủng hộ.” Tôi
nhớ lại lời ngài cựu Chủ tịch của P & G, rằng nếu có lúc nào chúng
tôi nghĩ rằng mình đã không thể giữ gìn đạo đức để tồn tại ở một
nước nào đó, chúng tôi sẽ rời khỏi đó... Thật tuyệt vì chúng tôi đã
không phải làm như vậy. Khi chúng tôi bàn bạc về một sản phẩm và
có gì đó không ổn, chúng tôi sẽ không phải thảo luận gì thêm cho
đến lúc sản phẩm đó được hoàn thiện.
Herb Kelleher, Giám đốc điều hành của Hãng hàng không
Southwest Airlines cũng có cùng quan điểm với Pepper. Ông cũng
nhận thấy việc duy trì một chuẩn mực đạo đức.
... khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu ai đó có đề
xuất gì trái với những giá trị đạo đức của chúng tôi, chúng tôi sẽ