Tất nhiên, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận lợi đối với
Moses, hay với cả Sculley và Jobs. Nếu không có khả năng nhận thức
liên tục về nhiệm vụ và tầm nhìn chiến lược, những thất bại của
Jobs hẳn đã làm ông nản lòng, giống như nạn đói suýt chết của
người Do Thái trong suốt bốn mươi năm trên sa mạc. Jobs bị sa
thải khỏi vị trí Giám đốc điều hành tại chính công ty mà ông đã vô
cùng can đảm sáng lập nên, vì công ty này đã phát triển cao hơn năng
lực lãnh đạo và các kỹ năng kinh doanh của ông. Moses cũng bị chối
bỏ khỏi vai trò dẫn đường cho người dân Do Thái tới Miền đất Hứa.
Giống như Jobs, Moses là một nhà lãnh đạo vĩ đại trong thời kỳ
thiên tai và đổi mới, nhưng ông lại không phải là người giỏi nhất để
lãnh đạo một tập thể đã trưởng thành trong giai đoạn phát triển tiếp
theo (và khi chuyển tới các địa điểm mới).
Trong khi đang lang thang ngoài sa mạc theo đúng nghĩa đen (chứ
không phải theo cách nói văn vẻ), cả Moses và người kế vị Joshua
đều phải kiên trì bám trụ mục tiêu làm thế nào để thoát chết khi
đối mặt với thảm họa thiên nhiên và tâm lý ngờ vực. Dĩ nhiên, khi
thức ăn sắp cạn kiệt thì thật may là họ lại được Trời ban cho lương
thực. Nhưng người ta vẫn nghi ngờ tính sáng suốt của con đường họ
đang đi và đã nổi loạn: “Tất cả những người Do Thái đều cằn
nhằn với Moses và Aaron [anh trai của Moses],... họ nói: ‘Giá mà
chúng ta đã được bỏ xác ở Ai Cập! Còn hơn trên sa mạc này!... Chúng
ta nên chọn ra một người dẫn đường mới và quay trở lại Ai Cập!’
Moses và Aaron cúi mặt trước mặt mọi người còn Joshua xé rách
quần áo của ông ta.” Với những giao tiếp không bằng lời đầy kịch
tính này, họ còn sử dụng những ngôn từ nặng nề: “Vùng đất chúng
ta đi qua quá tuyệt vời.” Phản ứng của nhóm người trung thành này?
“Cả nhóm quyết định ném đá vào họ.” (Số 14)
Ba người đứng đầu Moses, Aaron và Joshua có thể lật ngược tình
thế, nhưng chỉ bằng cách kháng cáo lên một thế lực hùng mạnh