“Với tất cả nguyên vật liệu có được để xây dựng ngôi đền này... vàng
để làm những đồ bằng vàng, bạc để làm những đồ bằng bạc...
đồng... sắt... mã não... đá đủ màu, bên cạnh đó, giờ đây ta giao cả
kho báu vàng bạc của ta, hơn cả số lượng cần thiết để xây dựng
ngôi đền thiêng liêng này... Giờ đây ai sẽ là người hiến dâng thân
mình cho Chúa hôm nay?” (1 Chron. 29:2-5)
Thực ra ý của David là “Ai sẽ noi gương ta hiến dâng tài sản và
sức lực của mình để góp phần xây dựng ngôi đền này?” Và vì ông đã
đầu tư toàn bộ tiền của cho mục đích của mình (giống như Fred
Smith của Hãng Federal Express, cũng bỏ ra một khoản tiền túi lớn
để đầu tư), ông đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt: “Sau đó những
người chủ gia đình, những người tộc trưởng... những người chỉ huy của
hàng trăm hàng ngàn người... đều hồ hởi quyên góp. Họ đóng góp
cho công trình xây dựng ngôi đền... năm ngàn ta-lăng... vàng, mười
ngàn ta-lăng bạc... mười tám ngàn ta-lăng đồng... Người dân vô cùng
hân hoan trước sự hưởng ứng nhiệt tình của những người lãnh đạo...”
(1 Chron. 29:6-9)
Chưa nhà lãnh đạo nào có thể hợp nhất nỗ lực của hàng ngàn
người hoặc quyên góp được số tiền lớn mà không có một mục tiêu
kiên định. Vua David là một tấm gương sáng.
Mục tiêu và kinh doanh hiện đại
Nhưng có phải chúng ta đang “đẩy suy luận” đi hơi lạc đề hay
không? Liệu có thể so sánh một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực
dụng, kỳ cựu ngày nay với nhà tiên tri hay Đức Vua trong Kinh
Thánh? Chẳng phải “mục tiêu” của phần lớn các nhà quản lý là tập
trung trực tiếp vào lợi nhuận hay sao, với những tài sản vô hình như
sự đoàn kết tập thể, “sứ mệnh” và “tầm nhìn” làm hậu thuẫn?