Không hẳn thế. Mục tiêu tương lai của Herb Kelleher, Giám đốc
điều hành của Hãng hàng không Southwest Airlines, là có một công
ty “khuyến khích lòng tốt và tinh thần nhân đạo”, nơi bạn “có thể
làm bất kỳ điều gì khách hàng mong muốn và luôn vui vẻ trong
công việc.” Tất nhiên, để được như vậy đòi hỏi rất nhiều nỗ lực
phấn đấu và một chiến lược thích hợp được cân nhắc kỹ càng:
một hãng hàng không giá rẻ kết nối với các đường băng xa xôi hẻo
lánh, giảm thiểu tối đa các đường bay vòng vèo. Tại Southwest, một
kế hoạch hợp lý và một tương lai hứng khởi càng làm tăng sức
thuyết phục cho mục tiêu.
Chúng ta đều biết rằng Herb không phải là người có quyền
phán quyết tối cao trong quan niệm của bạn. Nhưng ông không
phải là nhà lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất nói về “Mục tiêu” với
chữ “M” viết hoa, nghĩa là nó còn hơn cả lợi nhuận. Hãy xem quan
điểm của Konosuke Matsushita, người sáng lập ra tập đoàn khổng lồ
của Nhật mang tên ông: “Sứ mệnh của một nhà sản xuất là vượt qua
thiếu thốn, giúp cả xã hội thoát khỏi cảnh nghèo khổ và mang lại
phồn vinh.” Bên cạnh đó còn phải đóng góp cho “sự tiến bộ và phát
triển của xã hội và sự ấm no hạnh phúc của nhân dân... nhờ đó nâng
cao chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới.
Sản phẩm thực sự thành công đầu tiên của Matsushita là đèn xe
đạp vào những năm 1920. Có thể mục tiêu lúc đó của ông là tạo ra loại
đèn xe đạp tốt nhất thế giới. Ông hẳn đã không thể nào xây dựng
được cho mình một đế chế kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la nếu
không phát triển một mục tiêu mở rộng.
Những “tay chơi hạng A” với những mục tiêu táo bạo
Jack Welch của GE viết rằng người lãnh đạo hiệu quả nhất là
lãnh đạo bằng tầm nhìn. Giống như vua David, ông luôn tìm
kiếm những nhóm “tay chơi hạng A.” Mục đích chủ yếu ở đây là trở