KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 102

102

Ông A Nan và đại chúng đều nói: "Có tiếng".

Ít lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi rằng: "Theo ông, nay có tiếng không?"
Ông A Nan và đại chúng đều đáp: "Không tiếng."

Lát sau, ông La hầu la lại đánh chuông, Phật lại hỏi rằng: "Theo ông,
nay có tiếng không?"

Ông A Nan và đại chúng đều nói: "Có tiếng".

Phật hỏi ông A Nan: "Thế nào, ông gọi là có tiếng, còn thế nào, thì gọi là
không tiếng?"

Ông A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng: "Tiếng chuông, nếu đánh
lên, thì gọi là có tiếng, đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì
gọi là không tiếng".

Phật bảo ông A Nan và đại chúng rằng: "Hôm nay các ông sao nói trái
ngƣợc, lộn xộn nhƣ thế?"

Đại chúng và ông A Nan đồng thời bạch Phật: "Làm sao Phật bảo chúng
tôi trái ngƣợc lộn xộn?"

Phật dạy: "Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe, tôi hỏi về tiếng, thì
ông nói là tiếng, chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất định nhƣ
thế, sao lại không gọi là trái ngƣợc lộn xộn?

A Nan, tiếng tiêu mất, không tăm vang, thì ông gọi là không nghe; nếu
thật không nghe, thì tính nghe đã diệt rồi đồng nhƣ cây khô, khi tiếng
chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết đƣợc. Biết có, biết không là tự
cái tiếng hoặc không, hoặc có, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có, mà
không; nếu tính nghe thật là không, thì còn cái gì biết là không nữa.

Vậy nên A Nan, cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh, có diệt, không
phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt, mà làm cho tính nghe của ông thành
có, thành không. Ông còn lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng
mê mờ, lấy cái thƣờng làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rằng
rời các thứ động tĩnh, đóng mở, thông bịt, thì cái nghe không có tính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.