KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 132

132

Chi 2. Nêu rõ phƣơng tiện có mau, có chậm

"Bản tính xoay về, vốn không hai,

Phƣơng tiện tu chứng có nhiều cách,

Cách nào cũng thông vào bản tính,

Nói thuận, nghịch, chỉ là phƣơng tiện;

Do hàng sơ tâm vào Tam muội,

Bên mau, bên chậm không đồng nhau.


Chi 3. Lựa ra 6 trần

"Vọng tƣởng kết lại thành sắc trần,

Hay biết không thể thông suốt đƣợc;

Làm sao, chính chỗ không thông suốt,

Tu hành, lại đƣợc tính viên thông?

Âm thanh xen lộn với lời nói,

Chỉ nƣơng theo ý vị danh từ;

Nếu một, không trùm đƣợc tất cả,

Thì làm sao, đƣợc tính viên thông?

Hƣơng, chỉ lúc hợp, mới rõ biết,

Lúc rời cách, thì vốn không có;

Nếu sở giác, không đƣợc thƣờng xuyên,

Thì làm sao, đƣợc tính viên thông?

Vị, không phải bản nhiên tự có,

Cần phải nếm, mới biết có vị;

Nếu giác quan, không thƣờng duy nhất,

Thì làm sao, đƣợc tính viên thông?

Xúc, do các vật chạm mà biết,

Không vật chạm, thì không thành xúc;

Khi hợp, khi ly, không nhất định,

Thì làm sao, đƣợc tính viên thông?

Pháp, cũng có tên là nội trần,

Nƣơng theo trần, tất phải có sở;

Năng sở, không viên dung nhập một,

Thì làm sao, đƣợc tính viên thông?


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.