5
TIỂU SỬ ĐẠO HỮU
TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
Đạo hữu LÊ ĐÌNH THÁM, Pháp Danh TÂM MINH, tự
CHÂU HẢI, chánh quán làng Đông Mỹ (Phú Mỹ), Tổng Phú Khƣơng,
Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là thứ nam của Cụ Đông Các Điện đại
học sĩ sung chức Binh bộ Thƣợng thƣ LÊ ĐỈNH (Triều Tự Đức), và Cụ
kế thất PHAN THỊ HIỆU, sanh năm 1897 (Đinh Dậu) tại Quảng Nam;
Lúc nhỏ theo Nho học, thụ huấn trực tiếp với Cụ Thƣợng thân sinh ở
nhà, cùng với bào huynh là Đông Dƣơng y sĩ LÊ ĐÌNH DƢƠNG (1),
tuy tuổi còn non, song cả hai đều thông đạt kinh sách, văn bài thi phú
đều làm đƣợc, nhất là Đạo hữu có biệt tài ứng đối nhanh, nổi tiếng thần
đồng và là một danh kỳ hữu hạng tại quê nhà;
Lớn lên theo tân học, thông minh xuất chúng, đƣợc thầy yêu bạn mến,
luôn luôn dẫn đầu lớp và chiếm đoạt khôi thủ trong tất cả các kỳ thi từ
cấp tiểu học đến đại học, Đạo hữu tốt nghiệp Thủ khoa Đông Dƣơng Y
sĩ khóa năm 1916 tại Trƣờng Cao Đẳng Y khoa Đông Dƣơng Hà Nội, và
Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp quốc khóa năm 1930 tại Y khoa Đại học
đƣờng Hà Nội;
Ra trƣờng nhằm lúc Phong Trào Vua DUY TÂN KHỞI NGHĨA thất
bại, bào huynh là Đông Dƣơng Y Sĩ LÊ ĐÌNH DƢƠNG bị bắt đày lên
Ban mê thuột, Đạo hữu bị nhà cầm quyền Thực dân Pháp tình nghi theo
dõi, nên trong suốt thời gian phục vụ tại các Bệnh viện Bình Thuận,
Sông Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa (1916 1923) ngoài công tác chuyên môn,
Đạo hữu chỉ lo học hỏi và nghiên cứu thêm về Nho, Y, Lý, Số;
Năm 1926, phụ trách Y sĩ điều trị tại Bệnh viện Hội An, trong một dịp
viếng chùa TAM THAI (Ngũ Hành Sơn) đƣợc đọc bài Kệ sau đây, ghi
trên vách chùa, mà Đạo hữu chú ý đến Phật Giáo: