7
Về Phật sự, Đạo hữu:
Khởi công trùng tu Tổ Đình Từ Đàm làm Trụ sở Trung ƣơng của
Hội,
Cử hành Đại Lễ Phật Đãn (Mồng tám tháng Tƣ Âm lịch) đầu tiên
vô cùng trọng thể tại chùa DIỆU ĐẾ, gây ảnh hƣởng lớn lao trong
mọi giới,
Chủ trƣơng xuất bản NGUYỆT SAN VIÊN ÂM, cơ quan ngôn
luận và truyền bá Giáo Lý của Hội do Đạo hữu làm Chủ nhiệm
kiêm Chủ bút,
Thiết lập cơ sở đào tạo Tăng Tài: Cấp Trung Tiểu học tại chùa
BẢO QUỐC do Hòa Thƣợng THÍCH TRÍ ĐỘ làm Dốc Giáo (quý
Hòa Thƣợng THIỆN HOÀ, THIỆN HOA, Thƣợng tọa THIỆN
SIÊU, TRÍ QUANG, THIỆN MINH, TRÍ TỊNH, NHẬT LIÊN...
đều xuất thân tại Trƣờng này), cấp Đại học tại chùa TÂY THIÊN
do chính Đạo hữu phụ trách giảng diễn về Luận Học và Triết Lý
Đông, Tây (quý Hòa Thƣợng ĐÔN HẬU, TRÍ THỦ, MẬT HIỂN,
MẬT NGUYỆN, MẬT THỂ... đều xuất thân tại Trƣờng này),
Xúc tiến thành lập các Tỉnh Hội, Chi Hội, Khuông Hội khắp nơi tại
Trung Phần, mở đầu là Tỉnh Hội THỪA THIÊN, ĐÀ NẴNG,
QUẢNG NAM...;
- Năm 1934, tuy việc chuyên môn, việc Hội, việc Báo chí, việc Phật
học viện rất bề bộn, nhƣng Đạo hữu không lúc nào xao lãng sự
học, sự tu và sở trƣờng của Đạo hữu là giảng diễn Phật Pháp; chính
nhờ lối giải thích, trình bày Phật Pháp một cách sáng sủa, hợp cơ
mà Đạo hữu đã áp dụng, một số đông đồng học, Cựu học cũng nhƣ
Tân học, bình dân cũng nhƣ trí thức, đã hiểu Đạo Phật rất mau
chóng và đứng đắn. Đạo hữu thật xứng đáng là một vị Pháp sƣ Cƣ
sĩ, vừa Tông Thông vừa Thuyết thông khéo đƣa Phật Pháp ra giữa
ánh sáng nhƣ đƣa viên ngọc quý ra khỏi những thế lực vô minh vùi
lấp;