KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 8

8

Mùa Đông 1934, Hòa Thƣợng GIÁC TIÊN viên tịch, ý thức đƣợc trách
nhiệm hoằng dƣơng Chánh Pháp và duy trì sinh hoạt Giáo Hội, nên
trong lời ai điếu Hòa Thƣợng Bổn Sƣ, Đạo hữu đã phát nguyện dũng
mãnh nhƣ sau:

"Kiến tƣớng nguyên vọng, Kiến tánh nguyên chơn,

Viên giác diệu tâm ninh hữu ngã; Chúc Pháp linh truyền,

Chúc sanh linh độ, Thừa đƣơng di huấn khởi vô nhân;"


Tạm dịch:

"Tƣớng các Pháp tuy vọng, Tánh các Pháp vốn chân,

Hòa Thƣợng đâu có mất, còn; Chánh Pháp, cần phải truyền,

Chúng sanh cần phải độ, lời di huấn đó, con nguyện xin gánh vác";


Năm 1935, để thích ứng với nhu cầu tiến triển của Hội, bản Điều lệ của
Hội đƣợc tu chỉnh qua quyết nghị của Đại hội đồng: Một Ban Tổng Trị
Sự đƣợc thiết lập tại Huế trực tiếp điều hành các Tỉnh Hội và năm nào
Đạo hữu cũng đƣợc Đại hội tín nhiệm công cử vào chức vụ Hội Trƣởng
hoặc Cố Vấn để điều hành Phật sự chung;

Mùa Thu năm này, Đạo hữu dời nhà từ Bệnh Viện lên ở số 31 đƣờng
Nguyễn Hoàng (dốc Bến Ngự), tiếp tục giảng Kinh, viết báo, quy tụ một
số thanh niên Phật tử trí thức thành lập ĐOÀN THANH NIÊN PHẬT
HỌC ĐỨC DỤC, sáng lập GIA ĐÌNH PHẬT HOÁ PHỔ (tiền thân của
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ngày nay) nhằm duy trì đạo đức, xây
dựng chánh tín cho đàn hậu thế;

Ngoài ra, theo gƣơng Phật giáo Trung Hoa, qua nhiều năm nghiên cứu
kế hoạch và vận động phƣơng tiện, quyết tâm xây dựng nền móng vĩnh
cửu cho cơ sở đào tạo Tăng Tài, năm 1944, Đạo hữu sắp xếp di chuyển
các Phật học viện lên thiết trí tại Kim Sơn, thành lập TỔNG LÂM KIM
SƠN (Huế), nhƣng thời cuộc không cho phép, công tác đành phải tạm
ngƣng, sau hai năm hoạt động;



Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.