Rồi vua ngâm vần kệ đầu hỏi Àyura:
1. Bảo kiếm Da-san thích máu hồng,
Cạnh đều sắc nhọn thật hoàn toàn,
Giữa đông người, nó ăn thanh kiếm,
Chẳng có việc nào khó nữa chăng?
Ta hỏi có gì đem sánh được
Nhờ khanh giải đáp, hởi hiền nhân.
Àyura ngâm vần kệ thứ hai đáp lời:
2. Lòng tham dụ kẻ nuốt thanh gươm,
Cho dẫu lưỡi gươm bén thập toàn,
Song nói: "Ta cho, lòng tự nguyện"
Là điều khó thực hiện vô cùng,
Mọi điều gì khác đều không khó,
Ðại đế Kiệt-đà, tôi giải phân.
Khi vua nghe lời Àyura, ông liền suy nghĩ: "Thế thì bảo: "Ta cho vật này"
còn khó hơn nuốt thanh kiếm. Vậy ta đã nói: "Ta ban hoàng hậu cho con trai
tế sư", tức là ta đã làm một việc rất khó". Nhờ thế nỗi đau buồn trong tâm
vua lắng dịu được một chút. Rồi suy nghĩ: "Có gì khó hơn nói: "Ta cho
người khác vật này" chăng?", ông lại ngâm vần kệ thứ ba nói chuyện với Trí
giả Pukkusa:
3. Ày-ra đã giải đáp lời ta,
Trí tuệ cao siêu quả thật là,
Ta hỏi giờ đây câu nữa nhé:
Còn gì khó nữa hỡi, Pusk-sa,
Nếu đem so sánh điều trên ấy,
Hiền giả, xin mời giải đáp ta.
Trí giả Pukkusa ngâm vần kệ thứ tư đáp lại:
4. Người ta không sống được bằng lời,
Lời nói thốt ra uổng phí thôi,
Song nếu đem cho không tiếc nuối,
Việc này còn khó bội hơn rồi.
Mọi điều gì khác đều không khó,
Ðại đế, đây lời đáp của tôi.