hay run rẩy gì cả. Nó cũng không tỏ dấu hiệu là nó đang có mặt tại Hội
chúng đông đảo này, do đó nó phải là con rắn hổ đen bạo dạn, không biết
sợ".
Từ tri kiến tinh xảo các phương tiện, ngài biết điều này như thể ngài chứng
kiến với thiên nhãn. Như vậy Ngài chẳng khác nào một người đứng gần đó
nhìn con rắn bò vào túi, rồi quyết định sự việc bằng trí kiến tinh xảo của
ngài. Bồ-tát ngâm vần kệ thứ ba đáp câu hỏi của vị Bà-la-môn ngay giữa hội
chúng triều đình:
3. Suy xét mọi nghi hoặc trước tiên,
Nay ta tuyên bố sự đương nhiên:
La-môn, trong túi đồ ăn ấy
Ðã lẻn chui vào rắn hổ đen!
Nói vậy xong, Ngài hỏi:
- Này lão Bà-la-môn, có thứ bánh nào trong túi xách của lão chăng?
- Thưa Trí giả, có.
- Thế lão có ăn bánh lúc điểm tâm sáng nay chăng?
- Thưa Trí giả, có.
- Thế lão đã ngồi đâu?
- Ở trong rừng, dưới một gốc cây.
- Thế khi lão ăn bánh xong và đi uống nước, lão có buộc miệng túi lại hay
không?
- Thưa Trí giả, tôi không buộc.
- Khi lão đã uống nước và trở về, lão có buộc miệng túi sau khi nhìn vào
trong không?
- Thưa Trí giả, tôi buộc miệng túi mà không nhìn vào trong.
- Này lão Bà-la-môn, khi lão đi uống nước, ta chắc là con rắn đã lẻn vào túi
do ngửi mùi bánh mà lão không biết: đấy là trường hợp này. Vậy lão mau
đặt túi xuống, để ngay giữa Hội chúng và mở miệng túi ra. Lấy gậy đập vào