thượng tránh mặt ta, ngài đi đứng nằm ngồi một mình, giờ đây ngài vẫn tươi
trẻ, còn ta đã già và có tóc bạc. Giả sử ta kể cho ngài nghe chuyện ngài đã có
tóc bạc, khiến cho ngài tin chuyện ấy và đến bầu bạn với ta chăng?"
Một hôm, làm như thể lau đầu vua, bà nói:
- Hoàng thượng sắp già rồi đấy, có sợi tóc bạc trên đầu hoàng thượng!
- Hãy nhổ nó ra và đặt vào tay trẫm.
Hoàng hậu nhổ một sợi tóc, nhưng lại ném nó đi và đặt vào tay ngài một sợi
tóc bạc của bà. Khi thấy nó, nỗi sợ chết khiến mồ hôi đổ ra chảy xuống trán
ngài, dù vầng trán bóng láng như một phiến vàng, ngài tự nhủ mình: "Này
Susìma, ngươi đã già cỗi ngay tuổi thanh xuân, suốt bấy lâu nay ngươi chìm
sâu vào vũng bùn dục lạc như thể con heo vùng quê lặn lội trong đầm lầy dơ
bẩn, ngươi không thể xa rời bùn nhơ được. Hãy rời bỏ tham dục, và sống đời
khổ hạnh ở vùng Tuyết Sơn. Nay đã đến thời xuất gia rồi". Cùng với ý tưởng
này, ngài ngâm vần kệ đầu:
1. Tóc ta đen nhánh tự ngày xưa
Vẫn mọc quanh vần trán của ta,
Bạc trắng giờ đây, lưu ý nhé:
Ðến thời tu tập giã từ nhà.
Như thế Bồ-tát ca tụng đời tu hành, nhưng hoàng hậu thấy bà đã làm cho
ngài rời bỏ bà chứ không phải yêu thương bà, nên lòng sợ hãi, bà muốn cản
trở ngài sống đời xuất gia, bằng cách ngâm hai vần kệ ca tụng dung sắc ngài:
2. Tóc bạc thiếp đây, chẳng phải chàng,
Từ trên đầu thiếp mới đưa sang,
Vì chàng, thiếp nói điều hư vọng,
Xin lượng thứ cho lỗi thiếp làm.
3. Trông chàng tươi đẹp, dáng thanh tân
Như một cây non trẻ giữa xuân,
Hãy trị nước nhà, cười với thiếp,
Ðừng tìm việc của tuổi thu đông!
Nhưng Bồ-tát đáp: