KINH TRUNG BỘ - TẬP 1 - Trang 106

Trung Bộ Kinh – Tập 1

109

nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn
toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu
ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với các
pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao
vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và
Luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn
đến tịch tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.

Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên,

lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn
loại chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái
làm chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm
duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân?
Chư Tỷ-kheo, ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi,
lấy thọ làm chủng, lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này
lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy
gì làm nhân ? Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy xúc làm duyên, lấy
xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng, lấy xúc làm nhân. Chư
Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư
Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên... lấy sáu nhập làm
nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên... lấy gì
làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm
duyên... lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này
lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc
này lấy thức làm duyên... lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo,
thức này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo,
thức này lấy hành làm duyên... lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-
kheo, hành này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-
kheo, hành này lấy vô minh làm duyên... lấy vô minh làm
nhân.

Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh,

đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.