KINH TRUNG BỘ - TẬP 1 - Trang 211

214

22. Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddùpama sutta)

dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng
nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương...
(như trên)... Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít,
khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

-- Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo!

Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo,
Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và
những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết
các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm
càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương...
(như trên)... Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ
nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng,
không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn
tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa
đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy.

Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra,

người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các
dục tưởng, ngoài các dục tầm.

(Ví dụ con rắn)
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp,

như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ,
Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng.
Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những
pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí
tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp
chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn
khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự
học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên
đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các
Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.