Trung Bộ Kinh – Tập 1
285
thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy
từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa
tâm hết tham ái, từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân
hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa
tâm hết sân hận, từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát
ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng,
chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên, từ
bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm
lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá, từ bỏ nghi ngờ, vị ấy
sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa
tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí
tuệ muội lược, ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú
Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm
có tứ. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai,
dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị
Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh
Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng
Tăng khéo hành trì".
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng
và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc, do định sanh,
không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Bà-la-môn, như
vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai,
dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi
đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được
Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh
niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là
xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn,
như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai,
dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi