KINH TRUNG BỘ - TẬP 1 - Trang 463

466

43. Ðại kinh Phương quảng (Mahàvedalla sutta)

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy
phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với
tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không
sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an
trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy
phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương
thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết
thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến
mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận,
không sân. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải
thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở

đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ,
nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô sở hữu tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ở

đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Ðây
trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở". Như
vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở

đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết
tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền
giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn
và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai
biệt.

Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp

môn này các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt.
Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng; sân là
nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng.
Ðối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.