490
46. Ðại kinh Pháp hành (Mahàdhammasamàdàna sutta)
duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,
nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và
hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời ác ngữ và do duyên nói lời ác ngữ,
cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời phù phiếm, và do
duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,
có tâm tham ái và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ lạc và
hỷ, với lạc, với hỷ, có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân
hận, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tà kiến, và do
duyên có tà kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị này sau khi thân hoại
mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai
quả báo khổ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ,
tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với
khổ với ưu, từ bỏ sát sanh, và do duyên từ bỏ sát sanh cảm
thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ lấy của không cho, và do
duyên từ bỏ lấy của không cho cảm thọ khổ ưu; với khổ, với
ưu, từ bỏ tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ tà hạnh
trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu từ bỏ nói lời
vọng ngữ và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ cảm thọ khổ ưu;
với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói
lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời ác
ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với
khổ, với ưu, từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói
lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm
tham ái, và do duyên từ bỏ tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với
khổ, với ưu, từ bỏ tâm sân hận, và do duyên từ bỏ tâm sân
hận, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà kiến, và do
duyên từ bỏ tà kiến, cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại
mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như
vậy này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai
quả báo lạc.