190
67. Kinh Càtumà (Càtumà sutta)
và loại mềm, hình như các món ăn ấy đang bị chận đứng lại
trên miệng". Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục,
được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá sấu. Sợ hãi về
cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy? Ở
đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia,
từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau:
"Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp
bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự
chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị
này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để
khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm
không an trú, các căn không chế ngự. Ở đây, vị này thấy gia
chủ hay con người gia chủ hưởng thụ một cách đầy đủ, năm
dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy
nghĩ như sau: "Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ
một cách đầy đủ năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ
trong ấy. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thọ tài sản,
vừa làm công đức", vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị này từ bỏ học tập và trở về hoàn
tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy.
Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm
dục trưởng dưỡng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ
bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau:
"Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp
bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự
chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy,
vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào làng hay thị trấn để