Trung Bộ Kinh – Tập 2
217
sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân
chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật
ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời
này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-
kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không
có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe
pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời
này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các
Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-
kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo,
không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự
cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy.
Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các
Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này
các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần
(Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có
trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự
thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông
nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
-- Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
-- Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá
trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài
vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: "Chúng tôi
sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm
việc này như vậy", huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo,
là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật. Này các
Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư
và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma)
được khởi lên: "Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn
biết, tôi không biết". Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có