Trung Bộ Kinh – Tập 2
215
khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn
trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai
đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú. Này các Tỷ kheo,
vị này được gọi là bậc tín giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với
Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không
phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ
dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự
các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ,
chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng
của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã
chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do
vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật,
nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ
không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tùy pháp
hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không
chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và
vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc
không được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và các pháp do Như
Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa
phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn,
tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này
được gọi là người tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, đối với
Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không
phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ
dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự
các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ,
chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng
của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã
chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do
vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật,