236
73. Ðại kinh Vaccaghotta (Mahàvacchagotta sutta)
hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam cư sĩ,
là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng (tuy), hưởng thụ vật dục
nhưng xây dựng Thánh giáo (Sasanakaro), chấp nhận giáo
huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa
vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba
trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những
Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật
dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã
độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào
người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama.
Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc
là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy
đối với Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm
hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ sống tại
gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc. Nhưng không biết Tôn
giả Gotama có một Nữ cư sĩ, là bậc đệ tử sống tại gia, mặc
áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết
sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại
đời này nữa?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba
trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những
Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh,
sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập
Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama.
Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc
là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy
đối với các Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm
hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam cư sĩ sống