KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 215

218

122. Kinh Ðại không (Mahàsunnata sutta)

Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào

trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch,
chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.

Nhưng sự (an) trú này, này Ananda, đã được Như Lai

hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả
tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ananda,
trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-
kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần,
ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này
Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly,
nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho
đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên
tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.

Do vậy, này Ananda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: "Sau khi

chứng đạt nội không, ta sẽ an trú", vị Tỷ-kheo ấy, này
Ananda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội
tâm. Và này Ananda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa,
chuyên nhất và an định nội tâm?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp,

chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục
sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền,
một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội
tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy,
này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định
nội tâm.

Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không,

tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không
hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-
kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm không
thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội
không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.