Trung Bộ Kinh – Tập 3
405
vậy là tối thắng Thánh tịch tịnh, tức là sự tịch tịnh tham sân
si.
Khi được nói đến: "Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ
trì chân đế, hãy làm cho sung mãn huệ thí, hãy tu học tịch
tịnh", chính do duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: "Khi được an trú, vọng tưởng không
có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy
được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh", do duyên gì được nói đến
như vậy?
Này Tỷ-kheo, "Tôi là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi là
cái này", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ là", như vậy là vọng
tưởng. "Tôi sẽ không là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ có
sắc", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có sắc", như vậy
là vọng tưởng. "Tôi sẽ có tưởng", như vậy là vọng tưởng.
"Tôi sẽ không có tưởng", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ
không có tưởng, không không có tưởng", như vậy là vọng
tưởng. Vọng tưởng, này Tỷ-kheo, là bệnh, vọng tưởng là cục
bướu, vọng tưởng là mũi tên. Này Tỷ-kheo, khi vượt khỏi
mọi vọng tưởng, vị ẩn sĩ được gọi là tịch tịnh. Nhưng này
Tỷ-kheo, vị ẩn sĩ tịch tịnh không sanh, không già, không có
dao động, không có hy cầu. Vì không có cái gì do đó có thể
sanh, này Tỷ-kheo, không sanh làm sao già được? Không già,
làm sao chết được? Không chết làm sao dao động được?
Không dao động, làm sao hy cầu?
Khi được nói đến: "Khi được an trú, vọng tưởng không
có chuyển động; khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy
được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh", do chính duyên này được nói
đến như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì sự phân biệt tóm tắt
của Ta về sáu giới.
Rồi Tôn giả Pukkusati nghĩ như sau: "Thật sự bậc Ðạo
sư đã đến với ta! Thật sự bậc Thiện Thệ đã đến với ta! Thật