KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 41

44

103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta)

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả

này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn"; ở đây,
vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy
đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất
về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các
Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự
đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn
nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông
nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau:
"Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng
nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng
nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này.
Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì dễ
nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm
giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về
Luật hãy được nói lên".

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy

trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau,
có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá

nhân người kia cần phải giác sát. Các Ông phải suy nghĩ: "Sẽ
không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người
kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến
lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt
khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các
Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau:

"Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia.
Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ
thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện,
an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.